Có khá nhiều thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và CBM là một trong những thuật ngữ quen thuộc của loại hình dịch vụ này. Vậy CBM là gì? Nó có vai trò như thế nào và công thức tính CBM trong xuất nhập khẩu hàng hóa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu.
CBM là gì và những vấn đề liên quan đến CMB
CBM là gì? CBM là đơn vị gì?
CBM hay còn được gọi với tên đầy đủ là Cubic Meter, trong tiếng việt có nghĩa là mét khối (m3). Đơn vị này được sử dụng để đo kích thước, khối lượng của gói hàng, cũng như sẽ dùng để tính chi phí vận chuyển.
Dựa vào khối lượng, kích thước kiện hàng, đơn vị vận chuyển sẽ lựa chọn hình thức, phương tiện phù hợp với từng gói hàng như: tàu biển, container, hàng không,.... Nhờ có CBM mà việc tính đơn giá vận chuyển cho những mặt hàng xuất nhập khẩu khác nhau trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Vai trò của CBM là gì?
Trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, CBM đóng một vai trò cần thiết. Các đơn vị vận tải dùng CBM để tính số lượng hàng hóa nên vận chuyển trong 1 chuyến sẽ là bao nhiêu.
CBM cũng giúp cho các nhân viên dễ dàng ước lượng được vị trí sắp xếp của hàng hóa trong chuyến container hoặc chủ động sắp xếp những hàng hóa phù hợp trên các khoang của máy bay một cách hợp lý nhằm tiết kiệm được không gian cũng như chở được số lượng hàng hóa tối đa.
CBM cũng giúp bạn tối ưu được thời gian vận chuyển hàng hóa cũng như dễ dàng tính toán được mức cước phí vận chuyển.
Tại sao phải quy đổi CBM sang Kg
Hàng hóa trong xuất nhập khẩu để dễ dàng tính toán được chi phí vận chuyển một cách hợp lý thì cần phải quy đổi CBM sang Kg cho mọi mặt hàng khác nhau. Với quy đổi chung từ CBM sang Kg thì khi vận chuyển cho các lô hàng từ 2 loại trở lên thì bạn sẽ không bị lỗ.
Bạn làm cách nào để tính cước phí phù hợp khi những loại mặt hàng đều có những đặc điểm, kích thước, trọng lượng khác nhau? Ví dụ, bạn đang cần vận chuyển bông gòn, quần áo, giấy ăn,… loại mặt hàng này đa phần đều chiếm diện tích lớn tuy nhiên trọng lượng không nhiều. Còn những mặt hàng khác có trọng lượng nặng nhưng diện tích không bao nhiêu như đồ sứ, cốc chén thủy tinh,... Có loại lại vừa nặng vừa chiếm diện tích như: máy móc nông nghiệp, máy móc thông trình, vật liệu xây dựng,... Vậy cách tính phí vận chuyển như thế nào là hợp lý và không khiến bạn bị lỗ.
Vậy nên, các đơn vị vận chuyển sẽ quy đổi từ CBM sang Kg. Sau đó, so sánh giữa 2 đơn vị đo là trọng lượng thực tế và trọng lượng thể tích (cân nặng theo kích thước) để xem đơn vị nào cao hơn sẽ sử dụng để tính phí vận chuyển.
Công thức tính CBM trong xuất nhập khẩu hàng hóa
Cách tính CBM “chuẩn” (tính theo meter)
CBM = ( Dài x Rộng x Cao) x Số lượng
Ví dụ: Lô hàng của bạn bao gồm: 10 thùng hàng, đóng kích cỡ dài 1.3m, rộng 2m và cao 2.5m. Áp dụng công thức:
Tính CBM = (1.3 x 2 x 2.5) x 10 = 65 m3
Quy đổi trọng lượng từ CBM sang trọng lượng kg
Hàng hóa xuất nhập khẩu theo các hình thức khác nhau sẽ có tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg khác nhau:
Đường hàng không: 1 CBM = 167Kg
Đường bộ: 1 CBM = 333 Kg
Đường biển: 1 CBM = 1000 Kg
Công thức tính CBM trong xuất nhập khẩu hàng hóa đường hàng không
Ta có: 1 CBM = 167Kg
Cần vận chuyển lô hàng 15 kiện.
Kích thước 1 kiện : 90cm x 100cm x 130cm.
Trọng lượng mỗi kiện : 650Kg.
Tính trọng lượng thực tế: 650 x 15 = 9 750 Kg
Tính CBM: (0.9m x 1m x 1.3m) x 15 kiện = 17.55 m3
Quy đổi CBM sang Kg: 17.55 CBM x 167 = 2 931 Kg
Vậy theo như kết quả đã tính, ta có trọng lượng thực tế là 9750 Kg và trọng lượng thể tích CBM là 2931 Kg. Do trọng lượng thực tế lớn hơn trọng lượng thể tích CBM vậy nên ta sẽ lấy trọng lượng thực tế để tính phí vận chuyển.
Công thức tính CBM trong xuất nhập khẩu hàng hóa đường bộ
Ta có: 1 CBM = 333 Kg
Kích thước: 200cm x 150cm x 120cm
Cần vận chuyển lô hàng 15 kiện.
Trọng lượng mỗi kiện: 600 Kg
Tính trọng lượng thực tế: 600 x 15 = 9 000 Kg
Tính CBM: (2m x 1.5m x 1.2m) x 15 kiện = 54 m3
Quy đổi CBM sang Kg: 54 CBM x 333 = 17 982 Kg
Như vậy trọng lượng thể tích CBM của lô hàng là 17982 Kg lớn hơn tổng trọng lượng thực tế 9000Kg của lô hàng nên sẽ lấy tổng trọng lượng thể tích 17 982 Kg để tính cước phí vận chuyển.
Công thức tính CBM trong xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển
Ta có: 1 CBM = 1000kg (theo đường biển)
Lô hàng có 15 kiện
Kích thước 1 kiện: 170cm x 100cm x 150cm
Trọng lượng 1 kiện: 500 Kg
Tính trọng lượng thực tế: 500Kg x 15 kiện = 7 500 Kg
Tính CBM: (1.7m x 1m x 1.5m) x 15 kiện = 38.25 m3
Quy đổi CBM sang Kg: 38.25 CBM x 1000kg = 38 250 Kg
Như bên trên đã tính toán, tổng trọng lượng thực tế là 7000Kg. Còn trọng lượng thể tích theo CBM là 38250Kg. Nhận xét trọng lượng thể tích > trọng lượng thực tế vì vậy bạn nên dùng trọng lượng thể tích 38250Kg để tính cước phí vận chuyển.
Cách tính số lượng của các kiện hàng hóa có trên container
Để tính được cước phí vận chuyển, bạn phải tính được CBM. Để tính được CBM thì bạn cần phải có được số lượng kiện hàng trong chuyến vận chuyển. Vậy làm sao để tính được số lượng các kiện hàng hóa có trên container? Tham khảo cách tính sau:
Với thể tích kiện hàng V = Chiều dài x chiều rộng x chiều cao
Số lượng kiện theo từng cont:
Số lượng (cont 20’) = 28/thể tích kiện (m3)
Số lượng (cont 40’) = 60/ thể tích kiện (m3)
Số lượng (cont 40 cao) = 68/ thể tích kiện (m3).
Cách tính CBM hay tỷ lệ chuyển đổi CBM sẽ khác nhau đối với từng Quốc Gia hay khu vực. Vì thế để chuyến hàng được vận chuyển suôn sẻ hãy đảm bảo tìm hiểu kỹ về cách tính giá CBM của nơi xuất nhập khẩu và xem xét mức phí vận chuyển phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Kết luận: Chi phí vận chuyển một lô hàng có thể mắc ảnh hưởng bởi diện tích mà nó chiếm trên phương tiện vận chuyển, hơn là trọng lượng thực tế. Đó là lý do tại sao bắt buộc quy đổi từ CBM sang đơn vị kg khi vận chuyển từ đường bộ, đường không hoặc đường; để giảm thiểu lỗ mà nhà vận chuyển bắt buộc gánh chịu khi vận chuyển nhiều mẫu hàng có tính chất không giống nhau.
Qua bài viết CBM là gì? Công thức tính CBM trong xuất nhập khẩu hàng hóa, hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về đơn vị tính này cũng như cách tính hay các vấn đề có liên quan. Mọi chi tiết thắc mắc về xuất nhập khẩu hàng hóa xin vui lòng liên hệ CPC Logistics - chành xe đi Campuchia >>> Hotline 0971900144<<< để được tư vấn. Xin cảm ơn!!!